1. Nguyên lý phân ly chất rắn từ chất lỏng.
Như ta đã biết nếu muốn loại bỏ các hạt rắn ra khỏi nhiên liệu. Ta có thể cho hỗn hợp chất lỏng đó vào một cái bình. Những hạt rắn này sẽ có xu hướng lắng xuống đáy bình nhờ vào độ chênh lệch trọng lực so với chất lỏng. | |
Đến khi tất cả các hạt rắn đã hoàn toàn lắng xuống đáy bình thì ta có thể rót phần nhiên liệu sạch ở phía trên ra một dụng cụ khác. Tuy vậy, thời gian để có thể chuyển nhiên liệu sạch ra này hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ lắng của các chất rắn và độ chênh trọng lượng giữa chất lỏng và chất rắn. Chất rắn càng lớn sẽ lắng càng nhanh và ngược lại. | |
Các hạt rắn bên trong bình sẽ có 2 xu hướng chuyển động. Vừa lắng xuống đáy và vừa chuyển động theo dòng chảy. Chính vì vậy khi ta tăng tốc độ của dòng chảy thì các hạt rắn nhỏ lơ lửng chưa kịp lắng. Sẽ có xu hướng chảy theo dòng chảy ra ngoài bình chứa nhiên liệu sạch. |
2. Nguyên lý phân ly hai chất lỏng.
Khi ta cho hỗn hợp nước và dầu vào trong một bình. Do sự chênh lệch về trọng lượng thì nước sẽ chiếm phần thể tích phía dưới đáy. Còn dầu sẽ chiếm phần thể tích phía trên. Như vậy mặt phân cách giữa chúng sẽ hình thành một mặt trung hòa. | |
Nếu như ta có một cái bình với hình dáng như hình minh họa thì khi cho hỗn hợp trên vào thì cũng sẽ tạo ra một mặt trung hòa. Lúc này dầu sẽ thoát ra ở cửa dầu ra và nước sẽ thoát ra ở cửa nước. | |
Nếu ta gắn thêm một cái gờ như hình minh họa. Lúc này, cái gờ sẽ đóng vai trò như một cái đập tràn nước. Nếu gờ cao thì mặt trung hòa sẽ dịch chuyển lên trên. Nước sẽ có thể thoát ra qua đường dầu. Ngược lại nếu gắn gờ thấp thì dầu có thể thoát ra qua đường nước. |
3. Nguyên lý hoạt động của máy lọc ly tâm.
Máy lọc được thiết kế dựa trên cơ sở của 2 nguyên lý trên. Tương tự như gờ trên bình chứa thì ở cửa thoát của nước người ta thiết kế một đĩa trọng lực.
Nếu đường kính trong của đĩa này lớn. Mặt trung hòa sẽ dịch chuyển ra ngoài tâm trống ứng với trường hợp đặt gờ thấp. Nếu đường kính trong của đĩa nhỏ thì mặt trung hòa sẽ dịch chuyển vào tâm trống ứng với trường hợp đặt gờ cao.
4. Các nhóm máy lọc ly tâm
Các máy lọc ly tâm hiện nay gồm hai nhóm chính: Máy lọc ly tâm dạng đĩa nón và máy lọc ly tâm dạng ống.
Với loại máy lọc ly tâm dạng đĩa nón thì lõi máy lọc gồm các đĩa nón cụt xếp chồng lên nhau tạo thành bó đĩa. Quá trình lọc ly tâm diễn ra trong không gian bó đĩa.
Với loại máy lọc ly tâm dạng ống, dầu bẩn được đưa vào một ống quay hình trụ. Khi ống quay, dầu bẩn cũng quay cùng ống và chịu tác động của lực ly tâm cực lớn.
Ở cả 2 loại máy lọc này thì cặn có tỷ trọng lớn hơn cả sẽ lắng đọng trên thành trống.
Nước có tỷ trọng nhỏ hơn sẽ chiếm lớp thứ 2. Dầu sạch có tỷ trọng nhỏ hơn cả sẽ chiếm lớp trong cùng.
Dầu bẩn được cấp vào liên tục, dầu sạch, nước (tùy chế độ lọc) cũng được lấy ra liên tục. Còn cặn bẩn thì được định kỳ lấy ra.
Trong nhóm máy lọc ly tâm dạng đĩa nón có thể phân loại chúng thành các dạng sau tùy thuộc vào cấu trúc. Nguyên lý làm việc và chức năng của chúng trong hệ thống xử lý dầu.
Bài viết rất hay. Mong web làm thêm nhiều bài nữa.
Cảm ơn bạn. Web sẽ tiếp tục ra nhiều bài hơn nữa.
cảm ơn bạn nhiều. web sẽ tiếp tục cập nhật thêm những bài viết hữu ích hơn.